Subscribe:

Ads 468x60px

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Bổ sung thực phẩm cho bé ăn dặm thế nào?

Quá trình cho trẻ ăn dặm là một quá trình rất quan trong cho sự phát triển đầu đời của trẻ, và cho trẻ ăn dặm rất thú vị nhưng cũng thật thử thách. Điều cốt lõi không phải là bé ăn được bao nhiêu mà là làm sao để bé làm quen và thích ăn với các thực phẩm mới. Những nguyên tắc bổ sung thực phẩm cho bé ăn dặm sau đây thật sự bổ ích cho các bé.


1. Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Bạn hãy bắt đầu tập cho bé làm quen với việc ăn dặm theo nguyên tắc này, tăng dần khẩu phần. Cùng với cho ăn dặm, bạn vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, bạn cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.

2. Cho bé ăn từ loãng đến đặc

  • Cũng theo nguyên tắc trên, nhưng hãy cho bé ăn từ loãng đến đặc. Rồi dần dần thêm vào bữa ăn bằng các loại rau củ, thịt cá với liều lượng thích hợp theo lứa tuổi của bé. 
  • Tập cho bé ăn từ nhuyễn đến hạt lợn cợn rồi dần dần đến ăn cơm. Đừng nghĩ rằng cho bé ăn nhiều sẽ mau lớn, nếu lượng ăn hay lượng đạm quá nhiều so với lứa tuổi sẽ khiến bé không tiêu hóa được, gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. 
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về một thực đơn thích hợp cho bé. Độ đặc của thức ăn tăng dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể bé. 
  • Chú ý tránh cho bé ăn các loại hạt hay miếng thức ăn quá to, có thể làm cho bé bị ngạt thở rất nguy hiểm.
Bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm
Bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và trái cây, bạn hãy cân đối đầy đủ các nhóm thực phẩm trên trong bữa ăn của bé. Với nhóm chất béo như váng sữa, bắt đầu từ 1 muỗng, rồi tăng lên 2 muỗng, 3 muỗng trong những lần sau.

3. Cho bé ăn thức ăn từ mịn đến thô

Bạn hãy lưu ý khi chế biến thức ăn của bé thì nên bắt đầu từ thể lỏng rồi chuyển sang dạng sền sệt, sau đó mới đặc dần. Ví dụ như ban đầu bạn có thể cho bé uống nước rau, sau đó nấu cháo với rau xay nát, rồi tiến tới cho bé ăn lá rau, cuộng rau.

4. Cho bé ăn thực phẩm từ thực vật đến động vật

  • Bé được tập ăn thịt lúc 8 tháng với lượng khoảng 1 muỗng canh/bữa, có thể bổ sung thêm trứng và bắt đầu với lòng đỏ trứng cho đến khi bé được 1 tuổi. 
  • Từ 9 tháng khi bé đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước như quan niệm của một số bà bạn rằng nước xương đã đủ chất, mà nên ăn cả xác thịt, cá, rau củ. Số lượng bữa ăn trong ngày tùy thuộc vào lứa tuổi. 
  • Với bé từ 9 – 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai được nhiều hơn. Vì thế, bạn có thể cho bé ăn thêm các món ăn như rau củ quả hầm chín, luộc nhừ để kích thích bé nhai nhiều hơn.
  • Không nên cho bé các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô khiến bé dễ bị nghẹn hoặc hóc. Khẩu phần ăn của bé nên dành ¼ - ½ lượng là rau xanh và các loại hoa quả, chất đạm và tinh bột. Phần còn lại, có thể bạn cho bé ăn bánh quy, sữa chua, váng sữa hay phô mai nghiền.
Theo Thái Bình-Dantri

0 nhận xét:

Đăng nhận xét